Văn hóa cơ sở
Khởi sắc phong trào văn nghệ quần chúng

Những năm gần đây, phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có những bước phát triển mạnh mẽ, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh.

               Nhằm duy trì và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, các cấp ủy, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã quan tâm công tác bảo tồn, khôi phục, phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống như: hát chèo, ca trù, hát văn, múa rối nước… Hoạt động văn nghệ quần chúng ngày càng phong phú, thu hút đông đảo nhân dân tham gia; đã có nhiều khởi sắc cả về mặt sáng tác và biểu diễn, nhiều đội văn nghệ, câu lạc bộ (CLB) văn nghệ trên địa bàn tỉnh được thành lập. Hiện nay, tỉnh Hải Dương có trên 1400 đội, CLB văn nghệ; trong đó có 762 đội, CLB chèo, 54 đội, CLB kịch, còn lại là các đội, CLB: hát văn, cải lương, tuồng, ca trù, quan họ...  Sự tham gia tích cực từ những người có niềm say mê, yêu thích văn nghệ đến từ các đội, CLB văn nghệ là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đưa phong trào văn hóa, văn nghệ của tỉnh phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Hội viên của các đội, CLB văn nghệ là các bác, các cô, các anh, chị, em diễn viên, nhạc công, tác giả không chuyên, họ luôn hăng say tập luyện, sáng tác và biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về mặt tinh thần trong nhân dân. Có thể thấy, chúng ta đi đến đâu trên địa bàn khu dân cư ở tỉnh Hải Dương cũng thấy hoạt động văn nghệ quần chúng rất sôi nổi, điển hình là bộ môn nghệ thuật chèo đã ăn sâu đến từng ngõ ngách của làng quê, đi đến đâu cũng thấy tiếng trống chèo rộn rã, những làn điệu chèo văng vẳng bay xa. Có được phong trào văn nghệ quần chúng mạnh như vậy và để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của người dân. Hàng năm Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hải Dương luôn quan tâm, mở các lớp tập huấn như: hát chèo và nhạc cụ dân tộc, hát văn, ca trù, tác giả - đạo diễn… Qua các lớp tập huấn, các diễn viễn, nhạc công, tác giả, đạo diễn không chuyên trở về địa phương và trở thành những hạt nhân nòng cốt của đội, CLB văn nghệ, là những người thầy thứ hai truyền lại những kiến thức đã được học cho các thành viên đội, CLB văn nghệ.

 
Một buổi tập của đội văn nghệ thôn Cáp, Hồng Dụ, Ninh Giang 

Với phong trào văn nghệ quần chúng, nét riêng và hay luôn hiện hữu khi diễn viên, ca sĩ, nhạc công không chuyên tham gia biểu diễn. Đôi khi họ biểu diễn còn chút ngượng ngùng, thẹn thùng, khờ khạo, song đó lại là nét duyên nhất của quần chúng. Hôm qua có bác, có cô, có chị vẫn còn đi bán hoa ngoài chợ, có anh vẫn đi gặt, đi cày ngoài đồng, ấy vậy mà hôm nay họ lên sân khấu biểu diễn trở thành ông Hoàng, bà Chúa trên sân khấu, trở thành ca sĩ, nhạc công có thể gần như bán chuyên nghiệp. Khán giả đi xem rất đông bởi: mẹ ra xem con hát, diễn; chồng ra xem vợ hát, diễn; Cháu ra xem ông, bà hát, diễn; Anh,chị ra xem em hát, diễn; cô, dì, chú, bác ra xem cháu hát, diễn… Ở các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thì các diễn viên được đào tạo cơ bản, hát, múa, diễn là nghề chính của họ. Mà nghề chính của họ là “diễn; thật là giả - giả là thật”. Trong quần chúng, mỗi tiết mục nghệ thuật luôn đậm chất quê hương, trong sáng và chân thật, phù hợp để thỏa mãn niềm say mê nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.

Phong trào văn nghệ quần chúng tỉnh Hải Dương phát triển là vậy, song để tạo tiền đề cho những bước phát triển hơn nữa, thiết nghĩ các cấp, ngành cần quan tâm, chỉ đạo tới phong trào cho đúng, trúng, mở nhiều lớp tập huấn, nhất là các lớp về nghệ thuật truyền thống. Mở lớp tập huấn với thời gian dài hơn, không như hiện nay chỉ có 07 ngày. Đặc biệt là phải tuyển chọn những cán bộ, lãnh đạo có chuyên môn về công tác văn nghệ để thực tế, bám sát và chỉ đạo phong trào văn nghệ quần chúng. Có vậy mới có thể đáp ứng được món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, ngày càng đưa đời sống nhân dân đi lên trên mọi phương diện.

 Cần phát huy khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân và những phương cách mới trong việc xây dựng môi trường hoạt động, khuyến khích quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng để phong trào văn nghệ quần chúng ngày càng phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, tập hợp được các tầng lớp trong xã hội. Và cần hơn thế nữa phải nâng cao chất lượng hoạt động để văn nghệ quần chúng là một động lực quan trọng trong công tác tuyên truyền tư tưởng phục vụ tích cực, hiệu quả cho nhiệm vụ chính trị tại địa phương và ngày càng góp phần cải thiện đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh./.

Phạm Minh Tuấn
Các tin mới hơn
Long trọng Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng(28/03/2024)
Dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 120 năm Ngày sinh cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng tại xã Thanh Tùng(28/03/2024)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng: Tấm gương về nhân cách; Người cộng sản mẫu mực (28/03/2024)
Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch tổng kết Tháng thanh niên.(25/03/2024)
Hình ảnh văn hóa, thể thao Lễ hội truyền thống đền Tranh năm 2024(25/03/2024)
Các tin cũ hơn
Thị xã Kinh Môn: điểm sáng xây dựng làng, khu dân cư văn hóa(27/07/2020)
Tập huấn nghiệp vụ rà soát quảng cáo, tuyên truyền(22/07/2020)
TP Chí Linh: Bế mạc lớp tập huấn hát, nhạc chèo năm 2020(26/06/2020)
Thanh Hà: Tổng kết công tác tổ chức thành lập CLB văn nghệ, thể thao thôn, KDC(18/06/2020)
Kể chuyện sách: TP Hải Dương 2 năm liên tiếp giành giải A lứa tuổi thiếu niên (14/05/2020)
Điểm du lịch
Khu trải nghiệm Côn Sơn: Điểm đến mới lạ, độc đáo, hấp dẫn du khách
Hướng đến Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023, Khu trải nghiệm Côn Sơn (Côn Sơn Camping) chính thức khai trương đón chào du khách đến tham quan, trải nghiệm và tận hưởng không gian xanh mát tại Côn Sơn Camping.
Tìm kiếm
Liên kết website
na
na
na
na
na
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín