Văn hóa cơ sở
Cần tạc bia đá ở di tích văn hóa

Từ rất xa xưa, mặc dù đã biết ghi chép lên thân cây tre, lên giấy, lên vải, lên đồ gốm đồ sứ… nhưng ông cha ta rất chú trọng đến việc khắc chữ lên bia đá.

            Đất nước ta có rất nhiều thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa. Có di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt. Có di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, cấp tỉnh. Cao hơn nữa được tổ chức văn hóa thế giới (UNESCO) cấp bằng công nhận là di sản văn hóa của nhân loại như Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế…

          Hải Dương cũng là vùng đất có nhiều di sản thiên nhiên, di sản văn hóa nổi tiếng như Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (Chí Linh), An Phụ- Kính Chủ- Nhẫm Dương (Kinh Môn), Văn miếu Mao Điền, cụm di tích chùa Giám – đền Xưa – đền Bia (Cẩm Giàng) là những di tích quốc gia đặc biệt. Ngoài ra còn có hàng trăm di tích cấp Quốc gia, cấp tỉnh nằm ở các huyện, thị xã, thành phố. Những di tích văn hóa ấy là niềm tự hào của quê hương, là nguồn tài nguyên du lịch khai thác mãi, đem lợi ích về cho con người.

 
Bia Thanh Hư Động chùa Côn Sơn - Chí Linh 

          Từ rất xa xưa, mặc dù đã biết ghi chép lên thân cây tre, lên giấy, lên vải, lên đồ gốm đồ sứ… nhưng ông cha ta rất chú trọng đến việc khắc chữ lên bia đá. Tất cả các di tích văn hóa như đình, chùa, nghè, miếu, am, mộ, cầu đá… hầu hết đều có bia đá. Bia đá được làm có nhiều kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Có bia hình trụ vuông. Hầu hết là bia hình chữ nhật dựng đứng. Bia đá rời thường được đặt trên một đế cũng bằng đá nên rất vững chãi. Có bia đặt trên lưng con rùa đá. Con rùa bằng đá là công trình nghệ thuật mang ý nghĩa trường tồn do bàn tay khéo léo của người thợ tạc nên. Rùa đá đội bia càng làm cho bia thêm trang trọng. Bia đá hầu hết được trang trí rồng phượng, hoa lá…họa tiết rất đẹp và tinh xảo. Những bia đá độc lập có thể di chuyển được. Song vì đá rất nặng, bia lớn nên hầu hết bia đặt ở đâu vẫn còn nguyên vị trí đó. Chữ khắc vào đá lâu mòn. Vì thế sau nhiều thế kỷ, qua những cuộc biến thiên của lịch sử, bia đá vẫn là trang sách quý giúp ta hiểu được ngày xưa.

          Về nội dung: văn được khắc trên bia rất phong phú. Có bia khắc cả một bài văn lớn như bia Vĩnh Lăng (Lam Sơn- Thanh Hóa). Có bia khắc ghi công trạng, tài năng, đỗ đạt của những người hiền tài như các bia ở Văn Miếu Quốc tử giám (Hà Nội). Khảo sát động Kính Chủ (Thị xã Kinh Môn), nơi có hơn 50 bia được khắc vào vách đá của động (gọi là bia ma nhai). Những bia này to nhỏ khác nhau. Có bia ở trên vòm động, rất cao. Có bia ở vách động thấp. Các bia này ít bị mưa nắng và không ai chuyển đi đâu được. Nội dung các bia rất phong phú. Có bia khắc thơ của vua Lê Thánh Tông, thơ của Phạm Sư Mạnh, thơ của quan thượng thư Nguyễn Văn Đào, của du sĩ Trần Quốc Trinh…Có những bia khắc ghi việc làm chùa trong động. Bia ghi lại việc tạc tượng Phật bằng đá. Bia ghi việc làm cầu gỗ. Bia ghi công đức của chức sắc, du khách và già lam tín nữ đã có lòng công đức cho chùa tiền của, ruộng đất. Lại có bia ghi khá tỉ mỉ về nghề chạm khắc đá ở Dương Nham (làng có động Kính Chủ). Vì thế các bia ma nhai ở động Kính Chủ mới được Nhà nước công nhận là “Bảo vật Quốc gia” (vật quý của đất nước). Tất cả các bia đá ở di tích trong tỉnh hầu hết được khắc chữ Hán hoặc Nôm. Hội khoa học lịch sử của tỉnh đã làm được một việc rất có ý nghĩa. Đó là dịch các bia ấy ra quốc ngữ và xuất bản thành sách để mọi người đều đọc được. Cả tỉnh Hải Dương có hàng ngàn bia đá. Đó là những trang sách vô cùng quý giá mà tiền nhân để lại cho ta.

          Mặc dù ngày xưa khoa học và kỹ thuật làm đá chưa phát triển, kinh tế còn nghèo. Các bia đá đều do thợ thủ công, rất vất vả và phải có tài năng lại kiên trì, tỉ mỉ mới làm được. Rõ ràng ông cha ta rất có ý thức để lại cho con cháu mới làm được nhiều bia đến thế.

 
Bia Thanh Mai Viên Thông tháp bi chùa Thanh Mai - Chí Linh 

          Ngày nay, các di tích văn hóa vẫn còn và được trùng tu, tôn tạo đẹp hơn, quy mô hơn. Các di tích hầu hết có bằng xếp hạng cấp Quốc gia hoặc Quốc gia đặc biệt. Tấm bằng được lồng khung kính, treo trang trọng trong di tích. Có thể gọi đấy là Sắc phong, quý lắm. Tuy vậy, những tấm “Sắc phong” bằng giấy mới có vài ba chục năm mà chữ đã mờ, dấu đỏ đã phai màu. Tại sao chúng ta không nghĩ đến việc tạc vào bia đá cho du khách đọc. Những di sản nổi tiếng như Kiếp Bạc, Côn Sơn, đền thờ Nguyễn Trãi, Chu Văn An đã từng đón các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước cấp Trung ương; đón khách quốc tế, khách các địa phương đến thăm. Không ít thơ của các thi sĩ ca ngợi di tích. Có di tích còn gắn liền với chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chẳng hạn có ngôi chùa mà tòa Cửu phẩm liên hoa là nơi che chở cho cán bộ cách mạng. Có chùa nhà sư nuôi dấu cán bộ, là nơi du kích tập luyện. Ngay động Kính Chủ nơi bom Mỹ ném vào cửa động làm gẫy vách nhũ đá ngăn giữa hai vòm hang. Cái giếng tròn ở sân trước cửa động nhìn xuống là hố bom Mỹ được cải tạo. Tấm bia khắc bút bài thơ của Phạm Sư Mạnh có nhiều vết nứt và lỗ chỗ xây xát là do bom Mỹ ném. Động còn là nơi cơ quan xăng dầu Hải Phòng lên sơ tán. Vòm động bên trong là nơi lò nấu gang của Hải Phòng lên sản xuất. Vào phường Minh Tân ta gặp hang Đốc Tít. Đó là nơi cụ Đề Tít ở và chỉ huy nghĩa binh đánh Pháp. Khi chống Mỹ lại là kho vũ khí của quân đội. Hang Viện Bẩy ở phường Duy Tân là nơi Quân y viện Bẩy về ở và biến hang thành bệnh viện thời chống Mỹ để chữa cho các thương binh…Rất nhiều sự kiện mang tính lịch sử gắn liền với di tích văn hóa nhưng không được khắc vào bia đá cho du khách đọc, mặc dù thời nay, kỹ nghệ làm bia, khắc chữ khá hiện đại. Có phải chúng ta mải mê với những gì thuộc bề nổi mà coi nhẹ việc để lại di sản cho đời sau. Một vài trăm năm nữa, con cháu chúng ta thắp hương hỏi thì chúng ta trả lời sao đây?

          Đã đến lúc các di tích cần khắc bia dẫu là hơi muộn, nhưng muộn còn hơn không. Trước hết khắc vào bia bằng công nhận di tích của nhà nước cấp. Sau đó khắc bia cảm tưởng của quan khách khi đến thăm di tích. Tất nhiên phải chọn lựa những lời đánh giá, ca ngợi của những vĩ nhân, danh nhân, anh hùng… Tiếp đến khắc bia những người có công với di tích. Đó là người tổ chức xây dựng, trùng tu hoặc công đức tiền, đồ thờ, tượng. Đồng thời khắc bia quá trình xây dựng, tu bổ công trình. Cả những bài thơ hay về di tích đã được đăng báo chí cũng nên chọn lọc khắc bia. Làm như vậy, các di tích sẽ thêm tư liệu vừa để lại cho đời sau, vừa để giới thiệu với du khách. Việc khắc bia chắc chắn chỉ có lợi cho di tích và vùng quê có di tích.

 
Văn Duy 
Các tin mới hơn
Gần 1.000 đầu sách trưng bày khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc(16/04/2024)
Tiểu học Tân Kỳ hưởng ứng ngày sách và văn hóa đọc(16/04/2024)
Lễ hội truyền thống chùa Nhẫm Dương năm 2024(13/04/2024)
Gặp mặt tuyên dương các “Nghệ sỹ Nhân dân”, “Nghệ sỹ Ưu tú” lần thứ 10 (12/04/2024)
Gia Lộc: Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam (05/04/2024)
Các tin cũ hơn
Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật: Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19(23/02/2021)
Dừng tổ chức các lễ hội đầu xuân (17/02/2021)
Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh COVID 19 bằng xe loa phóng thanh(17/02/2021)
Hạ Bì: điểm sáng trong duy trì và phát huy danh hiệu Làng văn hóa(26/01/2021)
Người chủ nhiệm tận tâm với phong trào văn nghệ(26/01/2021)
Điểm du lịch
Khu trải nghiệm Côn Sơn: Điểm đến mới lạ, độc đáo, hấp dẫn du khách
Hướng đến Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023, Khu trải nghiệm Côn Sơn (Côn Sơn Camping) chính thức khai trương đón chào du khách đến tham quan, trải nghiệm và tận hưởng không gian xanh mát tại Côn Sơn Camping.
Tìm kiếm
Liên kết website
na
na
na
na
na
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín