Văn hóa cơ sở
Văn hóa mạng của người Việt đang ở mức độ nào ?

Và tất nhiên, cũng có không ít kẻ xấu đã lợi dụng mạng xã hội để mạt sát, miệt thị một ai đó hay dùng những ngôn từ thô tục mà người ta còn gọi hành động đó là “ném đá” để hạ bệ danh dự của người khác.

Hơn 20 năm trở lại đây, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển internet vượt bậc. Trung bình mỗi ngày có khoảng 94% người Việt truy cập internet, nhu cầu tiếp cận thông tin thông qua các nền tảng số ngày càng tăng. Vì thế, các trang mạng xã hội, phương tiện truyền thông điện tử cũng phải có tốc độ bắt kịp nhu cầu thỏa mãn thông tin của công chúng. Với tần suất thông tin phủ sóng dày đặc như hiện nay, cùng với thái độ tiếp nhận, ứng xử của người Việt, không gian mạng đã trở thành một phạm trù văn hóa – nơi con người giao lưu với nhau, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc cá nhân trước thông tin trên các trang mạng xã hội.

Mạng xã hội xuất hiện mang theo hai chiều hướng tác động đến người sử dụng.Chúng ta không thể phủ nhận mức độ lan tỏa thông tin của các trang mạng xã hội. Chỉ cần một status hoặc một bài share được đăng tải, dù là ở múi giờ nào nó cũng sẽ hiển thị lên bảng tin người dùng của mọi quốc gia. Sự phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới giúp cho con người có thể cập nhật tin tức chéo, không chỉ nắm bắt được những thông tin nội bộ trong nước mà còn có thể tiếp cận được tình hình nước ngoài. Nhất là khi Facebook và Instagram ra mắt tính năng live stream, tin tức được truyền đi một cách nhanh chóng dưới dạng video trực tiếp và cho phép cộng đồng mạng tham gia tương tác với nhau ở phạm vi toàn cầu. Truy cập mạng xã hội hàng ngày giúp con người kịp thời hiểu biết, nhận dạng được những vấn đề đang xảy ra xung quanh, tiếp cận được nền văn hóa phong phú và khơi dậy sự sáng tạo của mỗi cá nhân khi tạo ra các nội dung trên mạng xã hội.

Nhưng bên cạnh các yếu tố tích cực, mạng xã hội cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực và đang có dấu hiệu ngày càng lan rộng hơn. Người ta vẫn ví mạng xã hội là “con dao hai lưỡi” là bởi nếu như người sử dụng không đầu tư chất xám, không có sự bình tĩnh, khách quan khi tiếp nhận vấn đề thì rất có thể sẽ làm đau người khác hoặc thậm chí là làm đau chính mình. Trong thế giới ảo của mạng xã hội, người ta có thể núp dưới thân phận của nhiều người khác nhau, người xấu tốt thế nào là do bản thân người ấy tự xây dựng hình ảnh cho mình. Mục đích và cách sử dụng mạng xã hội của mỗi người cũng khác nhau. Nhiều người coi mạng xã hội đơn thuần chỉ để giải trí, là nơi giao lưu với bạn bè, xả stress sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Các văn nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ… dùng mạng xã hội để chia sẻ các tác phẩm nghệ thuật của mình đến với công chúng, độc giả, khán giả nhanh hơn, sâu rộng hơn và tương tác với người hâm mộ hiệu quả hơn. Và tất nhiên, cũng có không ít kẻ xấu đã lợi dụng mạng xã hội để mạt sát, miệt thị một ai đó hay dùng những ngôn từ thô tục mà người ta còn gọi hành động đó là “ném đá” để hạ bệ danh dự của người khác. Đằng sau những câu chuyện về “bạo lực ngôn từ” sẽ dẫn theo những hậu quả nghiêm trọng mà không ai lường trước được, thậm chí còn có thể cướp đi mạng sống của người bị hại. Thực tế đã chứng minh ngay trong thời điểm cả nước đang chung tay đẩy lùi dịch Covid – 19 vừa qua, nhiều cá nhân đã đăng những thông tin sai sự thật, làm nhiễu loạn, tạo tâm lý hoang mang cho người dân. Những người đăng thông tin sai lệch lên mạng xã hội rải rác ở mọi độ tuổi, thậm chí đến cả người nổi tiếng cũng “sảy miệng” khi đăng tải những nội dung không đúng về Covid – 19 khiến cho hàng ngàn người hâm mộ và những người theo dõi bị ảnh hưởng. Có thể thấy, việc tham gia mạng xã hội và xây dựng văn hóa mạng lúc này không còn là của riêng ai mà cần đến sự đóng góp tích cực của cả cộng đồng.

Đầu năm 2020, theo khảo sát được công bố của Microsoft, Việt Nam nằm trong Top 5 quốc gia có chỉ số văn minh trực tuyến thấp nhất trên không gian mạng (DCI). Điều gì đã xảy ra khiến cho một quốc gia vốn có bề dày lịch sử văn minh, văn hiến lâu đời lại xuất hiện những dạng “bạo lực” về ngôn từ, xung đột văn hóa trong không gian mạng ?

Từ những thông tin không được kiểm duyệt, giật tít nhằm “dắt mũi” dư luận và hiệu ứng đám đông đã làm cho mạng xã hội ở Việt Nam trở thành một “khu chợ”. Mới đây, một người sáng tạo nội dung dành cho trẻ em trên nền tảng Youtube và Tik Tok có tên Thơ Nguyễn đã đăng tải nội dung phản cảm, mê tín dị đoan đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ trên mạng xã hội. Nhiều bậc phụ huynh cũng như những người sử dụng mạng xã hội tỏ ra bức xúc và lo ngại rằng con em của mình sẽ tiếp nhận những thông tin xấu, từ đó hình thành nên những tính cách tiêu cực, lệch chuẩn. Hay trong thời điểm dịch Covid – 19 có diễn biến phức tạp, nhiều cá nhân, tổ chức đã lợi dụng điều này để đăng tải những thông tin mang tính kích động, xuyên tạc lịch sử, chính trị và làm cho một bộ phận người dân có cái nhìn không đúng về Đảng và Nhà nước.

 
Minh họa 

Tư tưởng được tự do ngôn luận đã bị một số người Việt bóp méo, lợi dụng điều đó để bày tỏ cảm xúc một cách thái quá trước các vấn đề liên quan đến quan điểm chính trị, tình cảm, ngoại hình, giới tính và chủng tộc. Điều này vô tình tạo nên sự tổn thương về tinh thần cho những “nạn nhân” bị công kích trên mạng xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín, nhân phẩm của người bị hại, vô tình đẩy họ vào bước đường cùng. Thậm chí, đã có những trường hợp một số người Việt tràn vào trang cá nhân, bài đăng của những người nước ngoài để chọc ghẹo, chửi bới mỗi khi xảy ra vấn đề. Việc có cách ứng xử không văn minh trên mạng xã hội không những làm ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp của đất nước, văn hóa Việt Nam mà còn khiến cho người dân bị chi phối bởi những yếu tố tiêu cực, lệch chuẩn về đạo đức.

Văn hóa mạng của Việt Nam đang ở mức báo động đỏ trước hàng loạt câu chuyện phức tạp diễn ra mỗi ngày trên các nền tảng mạng xã hội. Sâu xa hơn cả các con số xếp hạng về mức độ văn minh trực tuyến thì văn hóa ứng xử của người Việt trên mạng xã hội lúc này dường như không thể đo lường được bởi những hệ lụy khôn lường sẽ xảy ra.

Việt Nam cần phải xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và đây là trách nhiệm không của riêng ai. Năm 2019, Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực phần nào đã giải quyết được những hành vi vi phạm về việc sử dụng mạng xã hội để chống phá Nhà nước, thông tin sai sự thật, phá hoại thuần phong mỹ tục,…Nhưng bản thân những người sử dụng chưa nhận thức được hết mức độ nghiêm trọng của pháp luật và không tự xây dựng được thái độ tôn trọng nhân phẩm, cảm xúc của người khác. Đứng trước kinh nghiệm của Trung Quốc cho chúng ta thấy rằng bản thân các giải pháp chính sách có thể sẽ không đủ để loại bỏ tin tức giả mạo, tin đồn sai lệch trên mạng xã hội nên nước này đã phải kết hợp nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp xã hội hướng đến tâm lý người dùng. Một bài học khác về xây dựng quy tắc ứng xử trên mạng xã hội hiệu quả mà Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra vào ngày 31/05/2016 đó là “Bộ Quy tắc ứng xử về chống lại những thông tin gây thù hận, nói xấu bất hợp pháp trên mạng”. Theo đó, EU đã yêu cầu 4 công ty công nghệ lớn bao gồm: Facebook, Twitter, Microsoft và Youtube phải ký kết thực hiện cam kết. Cũng theo báo cáo mới đây nhất của EU, kể từ thời điểm thực hiện cam kết này, EU đã liên tục giám sát nỗ lực của các công ty trong việc thực thi quy định. Kết quả đánh giá cho thấy các nền tảng trực tuyến đã rất nghiêm túc thực hiện bộ quy tắc ứng xử về việc rà soát báo cáo và gỡ bỏ những nội dung phát ngôn thù hận bất hợp pháp trong vòng 24 giờ.

            Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội sau Trung Quốc và EU. Chúng ta có lợi thế hơn, có cơ hội để tham khảo, học hỏi kinh nghiệm các nước đi trước và tự xây dựng một bộ quy tắc riêng, điều chỉnh sao cho phù hợp với thuần phong mỹ tục, tình hình thực tế của đất nước. Song song với đó, Việt Nam cần xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh với các chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe các trường hợp đi quá giới hạn nhằm giữ được văn hóa, chuẩn mực của đất nước nói chung và không gian mạng xã hội lành mạnh, trong sạch nói riêng./.
 
Đan Phương 
Các tin mới hơn
Gần 1.000 đầu sách trưng bày khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc(16/04/2024)
Tiểu học Tân Kỳ hưởng ứng ngày sách và văn hóa đọc(16/04/2024)
Lễ hội truyền thống chùa Nhẫm Dương năm 2024(13/04/2024)
Gặp mặt tuyên dương các “Nghệ sỹ Nhân dân”, “Nghệ sỹ Ưu tú” lần thứ 10 (12/04/2024)
Gia Lộc: Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam (05/04/2024)
Các tin cũ hơn
Đồng chí Nguyễn Thành Trung giữ chức Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch(01/07/2021)
Những “hạt nhân” tiêu biểu trong phong trào văn nghệ ở Thanh Miện(30/06/2021)
Nhìn lại công tác Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Múa Rối nước tỉnh Hải Dương (30/06/2021)
Nâng cao giá trị văn hóa đọc, sự cần thiết của thời kỳ công nghiệp 4.0(30/06/2021)
Khảo sát hệ thống các di tích bổ sung tư liệu khoa học cho việc xây dựng hồ sơ Di sản thế giới(25/06/2021)
Điểm du lịch
Khu trải nghiệm Côn Sơn: Điểm đến mới lạ, độc đáo, hấp dẫn du khách
Hướng đến Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023, Khu trải nghiệm Côn Sơn (Côn Sơn Camping) chính thức khai trương đón chào du khách đến tham quan, trải nghiệm và tận hưởng không gian xanh mát tại Côn Sơn Camping.
Tìm kiếm
Liên kết website
na
na
na
na
na
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín