Văn hóa cơ sở
Những con đường dẫn đến Dinh Độc Lập

Kỷ niệm 57 năm thống nhất đất nước, ngày 30 tháng 4, chúng tôi giới thiệu sơ lược một con đường đường Trường Sơn đặc biệt, con đường mòn Hồ Chí Minh thứ năm, tức con đường chuyển tiền vào miền Nam...

Trong lịch sử dân tộc ta đã có nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập chiến công oanh liệt, trải dài trên hai nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhưng cho đến nay, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược cùng bè lũ tay sai là khốc liệt nhất nhưng thắng lợi vẻ vang, để lại dấu ấn huy hoàng trong lịch sử dân tộc, một lần nữa khẳng định bản lĩnh Việt Nam và bài học lớn cho toàn nhân loại.

Để giải phóng miền Nam, ngoài những chủ trương chiến lược, Đảng, Nhà nước và quân đội ta còn có nhiều biện pháp chiến thuật sáng tạo, linh hoạt và cụ thể để đạt được mục tiêu cuối cùng. Những sáng tạo này trước hết từ những yêu cầu chiến trường, những cán bộ thực hiện đã sáng suốt để đạt được mục tiêu. Những sáng tạo từ người chiến sĩ đến cán bộ các cấp được đúc kết kịp thời để thực hiện nhiệm vụ một cách xuất sắc.

 
Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập 

Chiến công của những chiến sĩ ngoài mặt trận, giáp mặt với quân thù chúng ta dễ nhận biết, nhưng còn những mặt trận khác, những người chiến sĩ thầm lặng, không ít hy sinh, đấu trí với quân thù ngay trong lòng địch, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến sĩ ngoài mặt trận giành chiến công thì chúng ta ít biết và khó nhận ra, mà thiếu họ chúng ta không thể giành thắng lợi.

Chúng ta đã nói nhiều về đường Trường Sơn, con đường mòn ra đời từ kháng chiến chống Pháp, sau trở thành con đường huyết mạch để hành quân, vận chuyển khí tài, những yêu cầu đa dạng về hậu cần cho tiền tuyến. Chúng ta cũng đã biết con đường bơm xăng xuyên dãy Trường Sơn vào đến đồng bằng Nam Bộ với hàng nghìn km đường ống. Chúng ta cũng đã biết đường vượt trùng khơi hàng nghìn dặm vận chuyển vũ khi phục vụ chiến trường. Rồi đường quá cảnh bằng hàng không cho cán bộ cao cấp vào Nam ra Bắc. Những con đường ấy đều được gọi là đường Trường Sơn, vì nó vừa dài, vừa hùng tráng đưa hàng vạn chiến sĩ, hạng triệu tấn khí tài, xăng dầu và những nhu yếu phẩm phục vụ chiến trường. Những con đường ấy còn được gọi là những đường mòn, bởi khi bắt đầu nó rất nhỏ bé, đơn sơ, kín đáo, tạo nên từ vết chân con người, nhưng qua thời gian lớn dần lên thành những con đường quyết chiến quyết thắng nhưng vẫn là những con đường bí mật, chỉ đến khi toàn thắng mới được giới thiệu ở mức độ nhất định. Những con đường ấy còn được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh.

Kỷ niệm 57 năm thống nhất đất nước, ngày 30 tháng 4, chúng tôi giới thiệu sơ lược một con đường đường Trường Sơn đặc biệt, con đường mòn Hồ Chí Minh thứ năm, tức con đường chuyển tiền vào miền Nam, phục vụ chiến trường suốt 20 năm chống Mỹ xâm lược cùng bè lũ tay sai, một con đường mà đến nay chưa được phổ biến rộng rãi. Nhà sử học Đặng Phong, dày công sưu tầm nghiên cứu 5 con đường mòn Hồ Chí Minh, trong đó có con đường chuyển tiền phục vụ chiến trường miền Nam.

Để giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, chúng ta cần đội ngũ chiến sĩ hùng mạnh và mưu trí, cần những vũ khí sắc bén từ thô sơ đến hiện đại, cần đội ngũ cán bộ cần mẫn và trung thành, cần một khối lượng lương thực thực phẩm rất lớn và kịp thời để nuôi quân, đơn giản là “thực túc thì binh mới cường”, những yếu cầu cốt yếu này không phải thứ nào cũng chuyền vào từ miền Bắc... Làm thế nào để có tất cả những cái đó, nếu không có tiền. Chiến trường ở miền Nam là chiến trường cài răng lược, là nội ngoại tuyến, là hợp pháp và bất hợp pháp, và một bộ phận không nhỏ ở các nước láng giềng. Từ mua sắm quân trang quân dụng, thuê bến bãi, trả sinh hoạt phí cho cán bộ nội ngoại tuyến, lương thực thực phẩm, nhất nhất phải dùng đến tiền hợp pháp... Từ đó mà hình thành binh chủng tiền tệ, tạo nên con đường Trường Sơn chuyển ngân vào Nam phục vụ chiến trường.

Sau ngày tập kết, chúng ta còn những tổ chức hoạt động trong vùng địch kiểm soát, tổ chức này rất cần tài chính để hoạt động mà tài chính này phải là tiền hợp pháp để tiêu dùng trong vùng địch chiếm. Thế là Ban tài chính của Đảng ra đời. Lãnh đạo binh chủng đặc biệt này gồm các ông: Phạm Văn Xô, Trần Đương, Lữ Minh Châu, Nguyễn Nhật Hồng..., nhất là đồng chí Nguyễn Văn Phi, tức Mười Phi người có công lớn của binh chủng đặc biệt này. Hoạt động của Ban là những cán bộ có năng lực kinh doanh, ngân hàng, tài chính, lập ra những công ty, cửa hàng hợp pháp trong vùng địch để che mắt địch, có tiền chu cấp cho hoạt động nội tuyến cùng với số tiền ngoài Bắc chuyển vào, qua chuyển đổi từ các ngân hàng nước ngoài để đổi tiền miền Bắc ra tiền của chính quyền Sài Gòn và tiền của môt số nước kế cận mới chi tiêu được, đương thời gọi là chế biến. Năm 1959, cơ sở cách mạng đã hình thành rộng khắp miền Nam, nhu cầu tài chính ngày càng lớn, theo đồng chí Mười Phi: “Đặc điểm của nền kinh tế do chính quyền Sài Gòn kiểm soát là thị trường tự do, hàng hóa dồi dào, hoàn toàn có khả năng “hậu cần tại chỗ”. Chỉ còn một vấn đề là có tiền”. Tiền hợp pháp cho chi tiêu của ta trong vùng địch chiếm là vấn đề sống còn của lực lượng cách mạng.

Trong 6 năm (1960-1965), Trung ương chi viện 18,4 triệu USD cho miền Nam, bằng 34,8% nhu cầu chi tiêu tại chỗ, thu ngân sách tại miền Nam 1968 bằng 5.827 triệu đồng tiền Sài Gòn, tương đương 582.700 tấn thóc khi đó. Sau tết Mậu Thân, vùng giải phóng bị thu hẹp, nguồn thu tại chỗ không đủ chi tối thiếu, để đảm bảo chi tiêu cho chiến trường chủ yếu phải nhờ chi viện của miền Bắc. Để đáp ứng nhu cầu này, ngay từ năm 1965, đồng chí Phạm Hùng, Phó thủ trướng chính phủ đã đề nghị thành lập “Quỹ ngoại tệ đặc biệt” lấy từ nguồn viện trợ quốc tế để phục vụ chiến trường miền Nam.

 
Ảnh tư liệu 

Quỹ ngoại tệ đặc biệt, có biệt danh là Phòng B28. Về hình thức, quỹ này hoạt động công khai trực thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, tức Vietcombank, nhưng chỉ đạo là một tổ chức riêng tuyệt mật. Trong suốt 10 năm hoạt động, đường dây này chỉ có trên 10 người, do đồng chí Mai Hữu Ích, Cục phó cục Ngoại hối lãnh đạo, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Các nguồn tiền đến quỹ được đổi thành đô la, từ đô la chuyển đổi ra các ngoại tệ phục vụ các chiến trường, cụ thể là tiền Sài Gòn, riêl của Campuchia, kip của Lào, bah của Thái Lan. Tất cả các loại tiền này đều phải là tiền mặt. Đóng gói tiền chuyển vào Nam do C.100, Tổng cục hậu cần chiụ trách nhiệm. Giá ngoại hối biến động thất thường, ban lãnh đạo thường phải chọn những loại tiền mạnh để gửi tiền dự trữ, không những không mất giá mà còn lấy lãi phục vụ chiến trường. Trong 10 năm, Ban thu được gần 21 triều USD tiền lãi, đây là khoản tiền không nhỏ khi đó mà Ban đóng góp cho các chiến trường do tài kinh doanh tiền của những người thực thi nhiệm vụ.

Nghiệp vụ chuyển tiền mặt có mã hiệu là AM, tiền chuyển khoản theo một phương pháp mới gọi là FM. Chúng ta đã tận dụng phát minh của thời đại từ chuyển tiền mặt, séc cầm tay đến chuyển tiền qua điện tín. Sec cầm tay cũng được mã hóa khác với séc ngân hàng thông lệ, giặc dù có bắt được thì chỉ là một tờ lịch cũ vô dụng, nhưng trên đó giá trị thực tế đã được mã hóa để qua mặt giặc.

Bí mật của binh chủng tiền tệ không khác gì binh chủng phản gián. Tiền giao nhận không phải đếm, người giao và người nhận không biết mặt nhau, chỉ thấy hai con mắt. Giả sử có môt người bị bắt cũng không thể khai và nhận biết người cùng đường dây, cùng binh chủng. Kho tiền chỉ là những két đạn chống thấm, chống cháy, chống va đập cơ học, khi có giặc được dúi xuống bùn để chống cháy, chống tước đoạt, giặc qua lại moi lên, phát tiền cho các đơn vị.

Tiền phục vụ chiến trường, ngoài các loại tiền của miền Bắc chuyển vào, còn tiền các nước viện trợ; các tổ chức quốc tế, kiều bào ủng hộ kháng chiến, gồm rất nhiều loại mà giá trị tính bằng triệu đô. Ở bất cứ nước nào, đổi hàng triệu đô tiền mặt rất dễ bị nghi ngờ, vì vậy binh chủng đã có sáng kiến chế biến. Những tiền này phần lớn được chuyển về Paris (Pháp), tại đây nhờ các sứ quán đổi tiền hộ rồi trả bằng đô la, chuyên sang Liên Xô, từ Liên Xô chuyển về Viêt Nam. Từ Việt Nam được chế biến thành tiền ngụy Sài Gòn, tiền Lào, Miên, Thái chuyên ra chiến trường.

Từ sau tết Mậu Thân (1968), việc chuyển tiền từ Bắc vào Nam gặp không ít rủi ro, vì vậy binh chủng đặc biệt này phải mở con đường chuyển tiền qua Hồng Công (Trung Quốc). Đô la từ Hồng Công chuyển về ngân hàng Sài Gòn, từ đây, đô la được đổi thành tiền Sài Gòn ở môt số đầu mối nhất định, rồi rút ra để phục vụ cho nhu cầu chiến trường. Để làm được việc này, chúng ta cần có những người bạn quốc tế chân thành, nhiệt tâm ủng hộ, ở đây cần nhắc đến tên ông Charles Hilsum, một đảng viên đảng Cộng sản Pháp, làm Giám đốc ngân hàng Eurobank từ năm 1946 đến 1965, ông Trần An là Hoa kiều ở miền Nam góp phần quan trọng cho thành công của binh chủng.

Các con đường Trường Sơn hình thành từng bước sau ngày hoàn thành tập kết (1955) và đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 là hoàn thành nhiệm vụ, binh chủng nào cũng cần tổng kết, riêng binh chủng tiền phải thực hiện quyết toán, ở đây chỉ nói đến quyết toán từ năm 1964 đến năm 1975, khi lập “Quỹ ngoại tệ đặc biệt” gồm các khoản ủng hộ lớn: Trung Quốc, Cu Ba, Nam Tư, Việt kiều ở Thái Lan, một số nhân sĩ quốc tế... Đến cuối năm 1975 Quỹ ngoại tệ đặc biệt có tổng cộng 678.701.847,36 USD, chi 529.270.079,98 USD, còn lại 148.431.767,98 USD. Các loại quỹ của binh chủng này còn lại sau giải phóng là 218.474.176,61 USD. Ở đây, thanh toán chính xác đến 1% USD để thấy sự trong sáng, minh bạch của binh chủng nhạy cảm này trong hoàn cảnh tối mật và an toàn.

Sau chiến tranh, cán bộ trong đường dây đặc biệt này cùng với những chiến sĩ thầm lặng, sáng suốt và nhiệt huyết đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hơn thế còn vượt mặt bọn tình báo Mỹ và tay sai. Đương thời họ phán đoán mơ hồ rằng, Liên Xô có viện trợ vàng cho chiến trường miền Nam, từ vàng chuyển thành đô la để chuyển vào chiến trường, phán đoàn hoàn toàn sai với sự thật của con đường tiền tệ vào chiến trường của chúng ta suốt 20 năm xây dựng căn cứ và kháng chiến thành công.

Nói về một binh chủng đặc biệt trong suốt 20 năm chống Mỹ xâm lược không thể bằng một bài báo mà phải cả một tập sách chuyên sâu, nhưng dù sao, nhân ngày lễ trọng đại của đất nước, ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng ta cần nhặc lại một binh chủng đặc biệt, một con đường mòn huyền thoại mà từ khi hình thành đến kết thúc chiến tranh đã đảm bảo tuyệt mật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà kẻ thù không hề hay biết.

11 giờ 30’ ngày 30-4-1975, chỉ có một đơn vị nhỏ tiến vào dinh Độc Lập, chỉ có một người cắm cờ trên nóc Dinh, nhưng để có sự kiến ấy là xương máu của hàng triệu đồng bào, của nhiều binh chủng, trong đó có Binh chủng chuyển ngân đặc biệt.

 
Tăng Bá Hoành 
Các tin mới hơn
Gần 1.000 đầu sách trưng bày khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc(16/04/2024)
Tiểu học Tân Kỳ hưởng ứng ngày sách và văn hóa đọc(16/04/2024)
Lễ hội truyền thống chùa Nhẫm Dương năm 2024(13/04/2024)
Gặp mặt tuyên dương các “Nghệ sỹ Nhân dân”, “Nghệ sỹ Ưu tú” lần thứ 10 (12/04/2024)
Gia Lộc: Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam (05/04/2024)
Các tin cũ hơn
Dâng hương tưởng niệm 771 năm ngày mất của An Sinh vương Trần Liễu (02/05/2022)
Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mừng ngày 30.4 và 1.5(30/04/2022)
Phong phú các hoạt động tại Tuần lễ Văn hóa, thể thao hưởng ứng SEA Games 31 tại Hải Dương(27/04/2022)
Bế mạc lớp tập huấn nâng cao hát, nhạc chèo tại Cẩm Giàng(25/04/2022)
Cẩm Giàng: Khai giảng lớp tập huấn nâng cao hát chèo và nhạc cụ dân tộc năm 2022(14/04/2022)
Điểm du lịch
Khu trải nghiệm Côn Sơn: Điểm đến mới lạ, độc đáo, hấp dẫn du khách
Hướng đến Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023, Khu trải nghiệm Côn Sơn (Côn Sơn Camping) chính thức khai trương đón chào du khách đến tham quan, trải nghiệm và tận hưởng không gian xanh mát tại Côn Sơn Camping.
Tìm kiếm
Liên kết website
na
na
na
na
na
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín