Di sản
Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Cẩm Giàng

Huyện Cẩm Giàng đang gấp rút hoàn thành Đề án “Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2020-2025”.

Thực trang và công tác tu bổ, bảo vệ di tích

Qua 02 đợt kiểm kê về di sản văn hoá và cổ vật, trên địa bàn huyện Cẩm Giàng hiện có 255 di tích (trong đó có 177 di tích đình, chùa); 04 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 16 di tích xếp hạng quốc gia, 16 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Trên địa bàn huyện hiện còn lưu giữ được gần 1.260 di vật với nhiều loại hình phong phú từ đồ thờ tự, tượng thờ, bia đá, sắc phong… trong đó tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Giám, xã Cẩm Sơn (nay là xã Định Sơn) được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2015… Qua số liệu đã kiểm kê cho thấy các di tích hiện còn chủ yếu có từ thời hậu Lê, thời Nguyễn, trong đó di tích thời Nguyễn chiếm tỷ lệ nhiều. Số di tích này còn giữ được nhiều yếu tố gốc, thể hiện việc gìn giữ bảo lưu di tích của nhân dân trong huyện.

Những năm qua, các di tích đã được các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư mọi nguồn lực vào trùng tu, tôn tạo, trong đó chú trọng đẩy mạnh công tác xã hội hóa. Từ năm 2015 đến nay đã có 14 di tích được đầu tư tu bổ, chống xuống cấp, phục hồi bằng công sức, tiền bạc, vật chất của nhân dân trị giá trên 100 tỷ đồng. Điển hình là các di tích: chùa Giám; đền Xưa; đình Thạch Lỗi; đình Trữ La; đình, chùa Cao Xá… Trong đó có 02 di tích Văn miếu Mao Điền và đền Bia được Nhà nước hỗ trợ trên 20 tỷ đồng. Các di tích sau khi được trùng tu, tôn tạo đã phát huy hiệu quả, hàng năm đón hàng vạn lượt du khách đến tham quan, chiêm bái. Một số địa phương đã khôi phục và tổ chức lễ hội truyền thống, ngoài phần lễ, phần hội đã có nhiều loại hình văn hóa dân gian truyền thống như: hát chèo, đấu vật, chọi gà, cờ người, bịt mắt bắt dê, cầu thùm, kéo co… thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân địa phương tham gia và quyên góp, công đức, đã có nhiều tập thể, cá nhân công đức hàng trăm triệu đồng. Từ đó nhiều di tích xuống cấp có điều kiện được khôi phục, tu bổ, tôn tạo trở nên khang trang; nhiều di vật, cổ vật, đồ thờ tự được bảo vệ, chống xuống cấp, bổ sung mua sắm mới. Bên cạnh đó công tác an ninh trật tự ở di tích và các lễ hội cũng được UBND huyện quan tâm chỉ đạo sát sao. Các cấp chính quyền chủ động bố trí nhân lực bảo vệ di tích, bảo đảm an toàn cho cổ vật, di vật và hàng vạn lượt người và phương tiện của nhân dân về tham quan, hành lễ.

 

 

Các em học sinh trải nghiệm tại Văn miếu Mao Điền.

 

Những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa của huyện trong những năm tới, huyện Cẩm Giàng đang gấp rút hoàn thành Đề án “Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2020-2025” trong đó tập trung vào một số giải pháp chính: tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, nâng cao nhận thức và vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng văn hóa, con người Cẩm Giàng phát triển toàn diện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về DSVH bằng cách cụ thể hóa các chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về văn hóa bằng chương trình hành động của địa phương. Tích cực xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án, đặc biệt là các dự án về cải tạo, nâng cấp, mở rộng các khu di tích lịch sử văn hóa. Song song với đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, gắn trách nhiệm của chính quyền cơ sở với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện sai lệch về DSVH. Định hướng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống theo đúng tôn chỉ, mục đích, tránh các biểu hiện lệch lạc, mê tín dị đoan; nâng cao chất lượng tham mưu của các cơ quan chuyên môn ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện và đôn đốc, kiểm tra các hoạt động liên quan đến DSVH như: bảo vệ, tu bổ các di tích. Quản lý lễ hội, thông tin truyền thông, các công trình tôn giáo, đất đai, môi trường, quy hoạch, xây dựng, tài chính... để các DSVH không bị xâm hại, giữ được yếu tố gốc và phát huy giá trị. Phối hợp chặt chẽ với Sở VHTTDL thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn công tác quản lý Nhà nước về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức VHTT cấp huyện và cấp xã; kiện toàn Ban quản lý các di tích lịch sử - văn hóa cấp xã và nâng cao vai trò trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền địa phương theo Luật DSVH. Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa;

Bên cạnh đó huyện Cẩm Giàng cần tiếp tục làm tốt các hoạt động tuyên truyền, nhằm thực hiện nghiêm Luật DSVH, các Nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ VHTTDL và của Sở VHTTDL về công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH. Làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của DSVH, thấy được trách nhiệm vừa là người bảo vệ, vừa là người được hưởng lợi từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa. Từ đó có ý thức trách nhiệm và những hành động thiết thực trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị DSVH, không xâm hại, làm ảnh hưởng đến giá trị DSVH; huy động mọi nguồn lực trong xã hội để tôn tạo, chống xuống cấp di tích, phục dựng lễ hội truyền thống và bảo tồn, phát huy các DSVH phi vật thể. Các địa phương có di tích, lễ hội trích nguồn công đức để biên tập, xuất bản và phát hành tài liệu tuyên truyền, quảng bá về di tích, lễ hội, tích cực huy động nội lực trong cộng đồng dân cư, bên cạnh đó có hình thức khen thưởng xứng đáng những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tích cực xây dựng các thiết chế văn hóa.

Huyện nông thôn mới Cẩm Giàng đang ngày càng giàu đẹp, văn minh với nhiều khu, cụm công nghiệp đóng trên địa bàn, mong rằng song song với việc phát triển kinh tế, huyện cũng sẽ chú trọng làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH, nâng cao mức hưởng thụ của người dân và là tiềm năng để huyện phát triển kinh tế du lịch.                                                                                                                       

Bá Giang
Các tin mới hơn
Đền Tranh khai hội(20/03/2024)
Hải Dương có thêm 03 Bảo vật Quốc gia(18/01/2024)
Tổng kết chương trình giáo dục di sản văn hoá năm 2023(14/12/2023)
Tìm lại dòng gốm cổ Bá Thuỷ(07/12/2023)
Tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Giám(23/11/2023)
Các tin cũ hơn
Chùa Trăm Gian - Độc đáo ngôi chùa ngàn năm tuổi(01/02/2021)
Chùa Trông: Độc đáo kiến trúc "Tiền Phật, hậu Thánh"(01/02/2021)
Chùa Ngũ Đài: Dấu ấn văn hóa Trần được phát hiện qua khảo cổ học(14/01/2021)
Tổng kết chương trình giáo dục di sản văn hoá trong nhà trường tại Thanh Hà(14/12/2020)
Hơn 200 học sinh tham gia chương trình Giáo dục Di sản văn hoá(18/11/2020)
Điểm du lịch
Khu trải nghiệm Côn Sơn: Điểm đến mới lạ, độc đáo, hấp dẫn du khách
Hướng đến Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023, Khu trải nghiệm Côn Sơn (Côn Sơn Camping) chính thức khai trương đón chào du khách đến tham quan, trải nghiệm và tận hưởng không gian xanh mát tại Côn Sơn Camping.
Tìm kiếm
Liên kết website
na
na
na
na
na
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín