Văn hóa dân gian
Tìm hiểu vấn đề tâm linh trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên

Từ khi ra đời, con người đã nhận thức được tầm quan trọng của những gì Trời sinh ra. Nhận thức ấy ngày một sâu sắc nên con người luôn ngưỡng mộ, tôn sùng và biết ơn tự nhiên (ơn trời).

           Trời trong tín ngưỡng dân gian

          Theo quan niệm của người Việt Nam xưa nói riêng và của hầu hết các dân tộc trên trái đất thì TRỜI là cõi cao xa, vô cùng, vô tận, huyền bí và thiêng liêng. Trong trí tưởng tượng của con người xưa thì ở trên trời cũng có cấu tạo tương tự như xã hội con người. Nghĩa là trên đó cũng có nhà (nhà Trời) tức thiên đường; Cầm quyền cao nhất là Ngọc Hoàng (còn gọi là Thượng đế) tức Vua Trời. Dưới Vua Trời là các quan trông coi từng việc. Các vị quan này rất tài giỏi, biến hóa nhiều phép lạ nên còn gọi là Thần. Chẳng hạn: phụ trách nghề nông ở hạ giới thì có thần Nông. Phụ trách việc tạo ra sấm sét thì có Thiên Lôi. Trông nom việc sinh và tử do hai ông Nam Tào, Bắc Đẩu. Có thần cai quản núi, sông, đất, rừng, con vật... Lại có các vị quan được Ngọc Hoàng cử xuống để trông nom hạ giới, bảo vệ cuộc sống yên lành cho con người. Các vị ấy gọi chung là quan Hành Khiển. Thí dụ năm 2018 (Mậu Tuất) thì quan Hành Khiển là ông Việt Vương. Sang năm 2019 (Kỷ Hợi) thì quan Hành Khiển là Lưu Vương. Đây là những ông vua con chịu trách nhiệm trước Vua Trời làm nhiệm vụ ở thế gian trong một năm. Hết hạn lại đổi quan khác. Trên trời cũng có luật, có thưởng và có phạt. Con người ở Hạ giới nếu tốt thì sau khi chết được lên Thiên đường (tức là nhà của Trời) sống sung sướng mãi mãi. Ai có tội sẽ bị Trời đày rất khổ cực.

          Trời có uy quyền và bộ máy tổ chức chặt chẽ lại có rất nhiều tài năng nên Trời sáng tạo ra tất cả: núi, rừng, sông, biển, đất cát, mây mưa, sấm chớp, cỏ cây, hoa quả, vàng bạc châu báu, các loài động vật, không khí và cả con người nữa... Các thứ ấy có quan hệ qua lại với nhau tạo ra sự sống trên trái đất. Chẳng hạn cây sống được nhờ có nước và đất. Cây sinh củ, quả, lá, hoa nuôi con người cùng nước và không khí để con người sống và phát triển. Quan hệ giữa con người với mọi thứ do Trời sinh ra ngày nay ta gọi là môi trường tự nhiên.

          Con người gắn bó hữu cơ với tự nhiên

          Từ khi ra đời, con người đã nhận thức được tầm quan trọng của những gì Trời sinh ra. Nhận thức ấy ngày một sâu sắc nên con người luôn ngưỡng mộ, tôn sùng và biết ơn tự nhiên (ơn trời). Trong ngôn ngữ và văn học dân gian Việt Nam thể hiện rất rõ điều đó. Câu cửa miệng mọi người hay nói là    "Lạy Trời", "Ơn Trời", "Nhờ Trời"... Lúc gặp nguy hiểm, người ta kêu "Ối trời ơi". Muốn tìm đến vận may, người ta "Cầu Trời khấn Phật". Người gặp nhiều nỗi khổ mà không thoát ra được, muốn chết cùng không xong thì người ta bảo là "Trời đày", hoặc "Trời bắt tội". Những kẻ gây ra tội lớn, dân gian gọi là "tội tày Trời". Những kẻ sống rất xảo quyệt, nhiều mưu mẹo để luồn lọt hoặc lũ trẻ con quá nghịch ngợm, người ta gọi các đối tượng ấy là "Rách giời rơi xuống". Những kẻ gây tội ác khéo lẩn trốn tưởng thoát nhưng rồi vẫn bị lôi ra trước pháp luật thì dân ta bảo "Trời có mắt" đấy không thoát được đâu. Hoặc "Lưới trời lồng lộng" sao thoát được. Ngược lại những người có chí lớn, mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc hoặc đánh đuổi ngoại xâm phải vượt qua muôn vàn nguy hiểm thì được gọi là "đội đá vá Trời". Người Việt Nam từ cổ xưa đã biết cấy lúa nước để lấy thóc gạo sinh sống. Vì vậy nước là yếu tố cực kỳ quan trọng, mà nước phải do trời mưa thì mới có. Bài đồng dao của trẻ con nhưng cũng là nỗi niềm mong mỏi của hàng triệu nông dân: "Lạy trời mưa xuống/ Lấy nước tôi uống/ Lấy ruộng tôi cày/ Lấy bát cơm đầy/ Lấy khúc cá to". Mưa đem lại cho con người bao nhiêu thứ. Những năm mưa "thuận gió hòa", nghĩa là Trời rất ủng hộ. Con người biết ơn Trời lắm: "Ơn trời mưa nắng phải thì/ Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu/ Công lênh chẳng quản bao lâu/ Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng". Việc cày cấy rồi gặt hái cứ tiếp diễn thành chu kỳ qua hàng ngàn năm nhưng cấy được cây lúa xuống ruộng cũng chưa hẳn là sẽ có thóc gạo bởi còn phụ thuộc vào Trời:       "Người ta đi cấy lấy công/ Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề/ Trông trời, trông đất, trông mây/ Trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm/ Trông cho chân cứng đá mềm/ Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng". Họ lo mất mùa lắm mà mưa, gió, Trời, mây... đều có thể làm ra mất mùa. Vì thế họ chỉ có thể yên lòng khi "Trời yên bể lặng". Có thể nói gọn lại là Trời sinh ra tất cả. Đúng như câu thơ của Nguyễn Du "Cho hay muôn sự tại trời".

 
Sở VHTTDL tổ chức Hội nghị tuyên truyền bảo vệ môi trường du lịch 

          Con người ứng xử với Trời như thế nào?

          Nói con người ứng xử với Trời chính là ứng xử với môi trường tự nhiên. Do khoa học phát triển nên con người làm được nhiều việc như bay vào vũ trụ, thu được không khí, chế ngự được sấm sét, đoán biết được bão giông, thu được điện từ ánh nắng, làm được mưa gió... Song cũng từ những thành tựu ấy, con người thành kiêu căng, coi thường Trời đất (coi thường môi trường tự nhiên) (MTTN). Ta đã từng nghe đâu đó nói rằng "chinh phục tự nhiên". Khi chống hạn thì nêu khẩu hiệu "Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa". Với những khẩu hiệu đó, bên cạnh yếu tố tích cực là hô hào, khích lệ sức mạnh khi chống hạn, nó còn tạo ra ý thức coi thường tự nhiên. Ngày nay môi trường tự nhiên bị con người tàn phá ghê gớm: Không khí ô nhiễm, tầng ozone thủng. Nước sông, biển, nước ngầm đều không còn sạch nữa. Đất thành cằn cỗi, phù sa mất dần. Rừng cây bị chặt phá. Rác đang tràn ngập hành tinh kể cả ở Nam cực, tài nguyên bị phung phí...

          Con người tàn phá môi trường tự nhiên là tàn phá trời đất, chống lại trời đất, cướp đi thành quả do Trời đất sinh ra. Vì vậy đã bị Trời trừng phạt. không thể thống kê hết những tai họa mà thiên nhiên trả thù con người. Chỉ xin nêu một số vụ thảm họa do thiên nhiên gây ra. Đó là: Cơn bão số 5 ở Cà Mau, chỉ trong 9 giờ đồng hồ ngày 2/11/1997, bão đã quét qua 13 tỉnh Nam Bộ, làm 563 người chết, 3221 tàu cá bị nhấn chìm, 1814 tàu chưa rõ tung tích. Tổng thiệt hại hơn 5000 tỉ đồng. Đau thương lớn quá. 8h sáng ngày 13/11, tại hội trường Ba Đình đã tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào bị nạn. Hai năm sau, bão lụt lớn lại xảy ra ở Trung Bộ từ ngày 1 đến 5 tháng 11 năm 1999. Sang năm 2000, cũng vào tháng 9, lũ lụt lớn chưa từng thấy trong 70 năm qua lại diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long làm 26 người thiệt mạng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải đứng ra kêu gọi cả nước giúp đỡ. Cũng năm ấy, một trận lũ ống đã tràn về bản Nậm Coóng xã Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ, Lai Châu làm 36 người chết, có nhà 10 người, chết không còn một ai. Đất đá vùi lấp tới 2m. Sang năm 2001, cơn bão số 8 lại đổ bộ vào 10 tỉnh miền Trung (từ Bình Định đến Đắc Lắc). Với sức gió ở tâm bão tới cấp 15 làm 20 người chết, 160 người bị thương, thiệt hại ước tính nhiều trăm tỉ đồng. Tháng 10 năm 2006, cơn bão số 6 (có tên là Xang sane tức là con voi lớn) đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, với sức gió 133km/giờ tàn phá ghê gớm, làm ít nhất 16 người chết, hàng trăm người bị thương, 12.000 căn nhà bị sập và tốc mái, nhiều tàu thuyền bị đánh chìm. Nặng nhất là các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh. Năm 2007, lũ lớn nhất trong 20 năm qua đã xảy ra ở miền Trung và các tỉnh Tây Bắc (Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu). Ta còn nhớ cơn bão số 9 Ketsana đổ vào các tỉnh miền Trung suốt 3 ngày 28,29,30 tháng 9/2019. Ngập lụt khủng khiếp. Nhiều vùng bị cô lập. 5.000 ngôi nhà ở tỉnh Quảng Bình ngập sâu dưới nước 1,5m. Phố cổ Hội An nước ngập gần mái nhà. Tại vịnh Đà Nẵng, nhiều tàu lớn một hai ngàn tấn, thậm chí có tàu 13.000 tấn vẫn bị gió đưa vào bãi cát. Thiệt hại không thể tính được. Quên sao được cơn bão số 11 năm 2009 đã "nhấn chìm miền Trung" (đầu đề một bài báo) cướp đi mạng sống của 115 người. Quên sao được trận lũ lụt lớn ở Trung bộ vào giữa tháng 10/2016 làm 24 người chết, 1.600 ha lúa và 9.200 ha hoa màu bị ngập. Gần 100.000 ngôi nhà bị ngập và hư hỏng nạng. Thiệt hại thật khủng khiếp. Quên sao được những trận rét ghê gớm vào năm 2008, tại Mẫu Sơn xuống âm 50C. Băng tuyết phủ kín cảnh vật. Nhất là trận rét kỷ lục vào tháng 1/2016. Rét phủ rộng cả Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Riêng ở nước ta có 7.600 con trâu bò bị chết. Đấy là chưa kể đến động đất ở Điện Biên Phủ (ngày 20/2/2001) ở thủy điện Sông Tranh II (ngày 7/9/2012). Đấy là chưa kể sự xuất hiện của mưa trái mùa tháng 11/2008, côn trùng lạ năm 1998, các nạn dịch như dịch Sát cuối 2003, cúm típ A (2003), cúm gà lan ra 28 tỉnh tháng 1/2004, dịch sâu róm ở rừng thông năm 2003... Trên thế giới cũng vậy; động đất ở IRan 2003, ở Ấn Độ, PaKistan, indonesia vào các năm 2003, 2005, 2006, ở Trung Quốc 2008, Nêpan 2015. Đặc biệt là sóng Thần ở Nhật 2011 giết hại 16.000 người. Nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề, làm nổ nhà máy lọc dầu ở thành phố Chiba, làm hư hại lò phản ứng điện hạt nhân gây thảm họa cho hàng triệu người còn sống. Rồi thì nhiệt độ trái đất tăng, nắng nóng tăng, hạn hán, xâm ngập mặn vào đồng ruộng, bão mặt trời 2015... Không thể kể hết tai họa lớn nhỏ do thiên nhiên mang đến. Vì sao mà Trời lại ứng xử với con người như vậy? Chúng ta cần phải trả lời rằng:

          Tiên trách kỷ, hậu trách thiên

          Vậy muốn tránh được thiên tai, mọi người phải làm gì? Bài học ngày xưa ra sao phải tìm mà vận dụng. Chế độ, chính sách ngày nay phải như thế nào? Ai là người thực hiện? Mỗi người hãy sống thân thiện với tự nhiên, chung sống với tự nhiên, đừng ngạo mạn với Trời, hãy biết ơn Trời từ ý thức, tâm linh mà có những hành động bảo vệ môi trường dù là rất nhỏ; Hãy biết tiết kiệm khi sử dụng tự nhiên như nước, cây, đất, khoáng sản; đừng vì cái lợi trước mắt mà phá phách tự nhiên. Ứng xử với tự nhiên là ứng xử với Trời. Xin mọi người nhớ cho. Trời có mắt đấy.

 
Văn Duy 
Các tin mới hơn
Sôi nổi trò chơi dân gian tại lễ hội đền Tranh(06/03/2023)
Múa rối nước phục vụ Nhân dân ngày mồng 2 Tết Nguyên đán(23/01/2023)
Bún thang làng Mao(28/01/2022)
Các tin cũ hơn
Giao lưu ca trù tỉnh Hải Dương năm 2018(20/01/2019)
Lễ hội đền Cao - An Lạc: Sôi nổi hội thi giã bánh giầy, nấu chè kho(20/01/2019)
Kết thúc Hội thi bánh chưng, bánh giầy năm 2018(15/01/2019)
Khai mạc Hội thi bánh chưng, bánh giầy năm 2018(15/01/2019)
Điểm du lịch
Khu trải nghiệm Côn Sơn: Điểm đến mới lạ, độc đáo, hấp dẫn du khách
Hướng đến Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023, Khu trải nghiệm Côn Sơn (Côn Sơn Camping) chính thức khai trương đón chào du khách đến tham quan, trải nghiệm và tận hưởng không gian xanh mát tại Côn Sơn Camping.
Tìm kiếm
Liên kết website
na
na
na
na
na
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín