Văn hóa cơ sở
Lễ hội truyền thống chùa Nhẫm Dương năm 2024

Lễ hội truyền thống chùa Nhẫm Dương năm nay có nhiều nét mới thu hút hơn nghìn người tham gia vào ngày chính hội.

Sáng ngày 13/4 (tức 5/3 âm lịch), tại chùa Nhẫm Dương, UBND thị xã Kinh Môn (Hải Dương), Tổ đình Thánh Quang (Sơn môn Thiền phái Tào Động Việt Nam) khai hội truyền thống chùa Nhẫm Dương và tưởng niệm 320 năm ngày Thánh tổ Quốc sư Đạo Nam Thông Giác Thủy Nguyệt nhập niết bàn (1704-2024).

 

Các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành, thị xã Kinh Môn và đông đảo tăng ni, phật tử, du khách làm lễ dâng hương
 

Lễ hội truyền thống chùa Nhẫm Dương năm nay có nhiều nét mới thu hút hơn nghìn người tham gia vào ngày chính hội. Sau nhiều năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lễ hội được tổ chức trang trọng với quy mô cấp thị xã. Địa điểm thay vì sân trước cửa chùa như mọi năm, lễ hội năm nay được tổ chức tại khuôn viên sân bê tông rộng hơn 4.000 m², mới được cải tạo, mở rộng, phục vụ hàng nghìn nhân dân và du khách về tham quan, chiêm bái.

 

Khung cảnh buổi lễ. Lễ hội được tổ chức trang trọng với quy mô cấp thị xã, tại khuôn viên sân rộng hơn 4.000 m² mới được cải tạo, mở rộng, phục vụ hàng nghìn nhân dân và du khách về tham dự
 

Tổ Đình Thánh Quang (chùa Nhẫm Dương) được xây dựng từ thời Trần (1225-1400). Nơi đây đã trở thành trung tâm Phật giáo lớn thời Trần và thời Hậu Lê. Chính mảnh đất linh thiêng này đã hun đúc và xuất hiện nhiều bậc cao tăng, quốc sư, thiền sư nổi tiếng trong sự nghiệp hộ quốc an dân. Đặc biệt, khoảng thế kỷ XVII, Tào Động Tông do Thiền sư Thủy Nguyệt, pháp danh Đạo Nam Thông Giác truyền vào Việt Nam. Đệ nhất tổ-Quốc sư Đạo Nam Thông Giác Thủy Nguyệt đã tu hành và viên tịch tại hang Thánh Hóa. Vì vậy tổ đình Thánh Quang trở thành chốn tổ của Thiền phái Tào Động Việt Nam. Ngày hóa của Thánh tổ Thủy Nguyệt trở thành lễ hội truyền thống chùa Nhẫm Dương, diễn ra từ ngày mồng 5-7/3 âm lịch hằng năm.

 

Đồng chí Trương Đức San, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn đánh trống khai hội
 

 

Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đánh chiêng khai hội
 

Đệ nhất Tổ sư phái Tào Động Thủy Nguyệt sinh năm 1637, quê ở đạo Sơn Nam, Thái Bình ngày nay. Sau nhiều năm xuất gia học đạo, ngài tiếp tục chu du sang Trung Hoa. Tại đây ngài được ban pháp hiệu Thông Giác Đạo Nam Thiền Sư và cho về An Nam truyền pháp. Năm 1667, Thiền sư Thủy Nguyệt về nước, đi nhiều nơi như chùa Côn Sơn, Quỳnh Lâm, Yên Tử thuyết pháp, phổ độ chúng sinh. Sau Thiền sư về trụ trì chùa Nhẫm Dương. Đến năm 1704, Thiền sư Thủy Nguyệt viên tịch. Ngài được vua Lê sắc phong làm Đại thánh Đông Sơn Tuệ Nhẫn Tứ Giác Quốc sư. Ngày hóa của ngài sau trở thành khởi nguyên Lễ hội chùa Nhẫm Dương, diễn ra hằng năm từ mùng 5-7.3 âm lịch.

 

Đại biểu các sở, ngành, thị xã Kinh Môn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hải Dương dâng hoa chúc mừng
 
 
 
 
 
 
 

Lễ hội truyền thống chùa Nhẫm Dương diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 13-14/4 (tức ngày 5-6/3 âm lịch), với 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức: rước nước từ giếng cổ Nhẫm Dương về chùa để cúng Tổ; rước lân, rồng; niệm Phật cầu gia bị; thỉnh chiêng, đánh trống; cung tuyên lược sử của Thánh tổ Thủy Nguyệt; dâng hương tưởng niệm và nghi lễ cầu quốc thái dân an. Phần hội có các hoạt động phong phú như: hát chèo, dân ca; giải cờ tướng mở rộng; các trò chơi dân gian: kéo co, nhảy bao bố, bắt chạch trong chum, bịt mắt đập niêu đất; trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản tiêu biểu của thị xã... Lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm nhằm tri ân công đức vô lượng của Thánh Tổ Thủy Nguyệt. Đây là hoạt động văn hoá lâu đời gắn liền với chốn Tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam.

 

Lễ rước được bắt đầu từ 7 giờ ngày 13/4, mở màn cho các nghi thức quan trọng tại lễ hội chùa Nhẫm Dương
 

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Màn múa lân, rồng đặc sắc trong lễ khai hội
 

 

Nghi thức thả bóng bay, cầu quốc thái dân an
 

Đặc biệt, lễ hội năm nay diễn ra trong bối cảnh, UBND tỉnh Hải Dương phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bắc Giang vừa hoàn thiện Hồ sơ khoa học Quần thể di tích và danh thắng cảnh Yên Tử- Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới, trong đó thị xã Kinh Môn có di tích chùa Nhẫm Dương và động Kính Chủ. Được công nhận là di sản thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh cho thị xã, không chỉ bảo tồn mà còn phát huy, quảng bá di tích đến với du khách quốc tế.

P.T

Các tin mới hơn
Thư viện tỉnh Hải Dương đạt giải Nhì Liên hoan Cán bộ Thư viện toàn quốc năm 2024(28/04/2024)
Nhiều chương trình hấp dẫn tại phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng(28/04/2024)
Ôn lại những năm tháng hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ(27/04/2024)
60 hạt nhân văn nghệ thị trấn Tứ Kỳ tham gia chương trình chỉ đạo điểm hoạt động văn hóa, văn nghệ cơ sở(26/04/2024)
Cụm thi đua số 1 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai công tác thi đua, khen thưởng năm 2024(26/04/2024)
Các tin cũ hơn
Gặp mặt tuyên dương các “Nghệ sỹ Nhân dân”, “Nghệ sỹ Ưu tú” lần thứ 10 (12/04/2024)
Gia Lộc: Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam (05/04/2024)
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp thứ 6/18 về chỉ số cải cách hành chính tỉnh Hải Dương năm 2023(05/04/2024)
9 tiết mục báo cáo hoạt động văn hóa, văn nghệ xã Thanh Tùng(03/04/2024)
Thanh Miện: Bế mạc lớp tập huấn hát, nhạc chèo năm 2024(30/03/2024)
Điểm du lịch
Khu trải nghiệm Côn Sơn: Điểm đến mới lạ, độc đáo, hấp dẫn du khách
Hướng đến Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023, Khu trải nghiệm Côn Sơn (Côn Sơn Camping) chính thức khai trương đón chào du khách đến tham quan, trải nghiệm và tận hưởng không gian xanh mát tại Côn Sơn Camping.
Tìm kiếm
Liên kết website
na
na
na
na
na
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín