Di sản
Tìm lại dòng gốm cổ Bá Thuỷ

Ngày 07/12, tại UBND xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, Viện Nghiên cứu Kinh Thành phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học di chỉ gốm Bá Thuỷ.

Hội nghị có sự tham gia của PGS.TS Bùi Minh Trí - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh Thành; bà Nguyễn Thị Huê - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương; cùng một số cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực khảo cổ, sử học.

 
 
Cán bộ và chuyên gia tham quan hố khai quật tại khu đất gia đình ông Nguyễn Văn Pha, thôn Bá Thuỷ, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang 
 

Theo báo cáo sơ bộ, vị trí hố khai quật nằm tại khu đất men sông giáp ranh gia đình ông Nguyễn Văn Pha trên diện tích khoảng trên 86 m­­2. Kết quả thu được khối lượng lớn hiện vật với 5.306 di vật men gốm (5.302 hiện vật gốm Việt Nam, 04 mảnh gốm Trung Quốc), gốm Việt Nam tìm thấy tại di chỉ có 3 thời kỳ gồm Lê sơ, Mạc và Lê Trung hưng với các dòng men trắng, men ngọc, men nâu và hoa lam; lượng lớn dụng cụ sản xuất gốm gồm 7.664 con kê gốm cùng hàng ngàn mảnh vỡ bao nung, một số dụng cụ thử men/nhiệt và song bàn xoay gốm; 40 hiện vật đồ sành, trong đó có 06 hiện vật đủ dáng, hầu hết là đồ đựng có kích thước khá lớn nhằm phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

 
 
PGS. TS Bùi Minh Trí - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh Thành chỉ ra đặc trưng của hiện vật gốm Bá Thuỷ được phát hiện qua khai quật 
 

Tại hội nghị, các chuyên gia đều đồng tình rằng qua lần đầu tiên khai quật di chỉ gốm Bá Thuỷ đã thu được nhiều tư liệu quý, góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu, đánh giá về đồ gốm, đồ sành thời Lê sơ, Mạc và Lê Trung hưng, đồng thời là tư liệu quan trọng trong việc xác định đặc trưng, niên đại và nguồn gốc của loại hình gốm Bá Thuỷ thời Lê mà những nghiên cứu trước đây còn thiếu.

PGS.TS Bùi Minh Trí - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh Thành cho rằng: Từ kết quả và thực tiễn công tác điều tra, nghiên cứu di chỉ gốm Bá Thuỷ, cần có kế hoạch đầu tư nghiên cứu, khai quật để làm rõ giá trị lịch sử, văn hoá của làng gốm Bá Thuỷ. Bá Thủy là một trong 5 làng gốm cổ chuyên sản xuất đồ gốm men huyện Binh Giang, có lịch sử phát triển cùng thời với trung tâm gốm Nam Sách, tạo ra một lịch sử phát triển của gốm Việt Nam thời Lê, mang lại một diện mạo mới cho vùng đất xứ Đông – Hải Dương trong lịch sử. Do đó, đây là di chỉ gốm có vai trò quan trọng trong lịch sử gốm Việt Nam. Vì vậy, chính quyền đia phương cần có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử, như lập chiến lược quy hoạch và tăng cường tuyên truyền tới nhân dân về ý nghĩa lịch sử của dòng gốm cổ này. Đồng thời tạo điều kiện tối đa để việc tiến hành khảo cổ tiếp theo được thuận lợi.

 
 
Một số hiện vật thu được qua khai quật khảo cổ 
 

Di chỉ gốm Bá Thuỷ được Bảo tàng Hải Hưng phát hiện năm 1984 và giới thiệu đến công chúng lần đầu tiên năm 1993.

Nhưng ngay từ năm 1970, K.T.Goh khi chú giải về chiếc bình gốm lớn vẽ hoa sen dây có niên đại thế kỷ 15 cho cuốn sách “Ceramic art of Southeast Asia” đã có sự so sánh về phong cách với chiếc bình vẽ lam mã số 3760-1 lưu giữ tại Bảo tàng Volkenkunde, Leide, Đức. Đáng lưu ý là là bình gốm này có những dòng minh văn cho biết chính xác là nó được sản xuất tại Bá Thuỷ (huyện Gia Lộc, Hải Dương).

Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cũng đang trưng bày một chân đế gốm hoa lam vẽ rồng, phượng và lân trong mây, có niên đại Đoan Thái thứ 3 (1588), đời vua Mạc Mậu Hợp có dòng chữ “Bá Thuỷ xã, tượng nhân Nguyễn Nghiễm mại” (tức thợ gốm Nguyễn Nghiễm ở xã Bá Thuỷ làm để bán). Những đồ gốm có minh văn trên không những cung cấp thông tin chính xác về niên đại, nơi sản xuất mà còn giúp hiểu biết về đặc trưng của gốm Bá Thuỷ.

P.V

Các tin mới hơn
Đền Tranh khai hội(20/03/2024)
Hải Dương có thêm 03 Bảo vật Quốc gia(18/01/2024)
Tổng kết chương trình giáo dục di sản văn hoá năm 2023(14/12/2023)
Các tin cũ hơn
Tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Giám(23/11/2023)
Lên phương án tôn tạo và phục dựng chùa Ngũ Đài và chùa Huyền Thiên (20/05/2023)
Vị Phúc thần làng Nghĩa Phú(18/05/2023)
Độc đáo ngôi miếu thờ Danh tướng Nguyễn Công Nguyên(18/05/2023)
Thêm một hoạt động hấp dẫn tại Bảo tàng tỉnh(13/05/2023)
Điểm du lịch
Khu trải nghiệm Côn Sơn: Điểm đến mới lạ, độc đáo, hấp dẫn du khách
Hướng đến Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023, Khu trải nghiệm Côn Sơn (Côn Sơn Camping) chính thức khai trương đón chào du khách đến tham quan, trải nghiệm và tận hưởng không gian xanh mát tại Côn Sơn Camping.
Tìm kiếm
Liên kết website
na
na
na
na
na
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín