Tin tức du lịch
Khai mạc chương trình du lịch làng gốm cổ Chu Đậu

Sáng 27/4/2013, tại Công ty cổ phần gốm sứ Chu Đậu, tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ khai mạc chương trình du lịch làng gốm cổ Chu Đậu.

 
Đồng chí Lương Văn Cầu, GĐ Sở VHTTDL, ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT CT Thương mại Hà Nội trao giấy chứng nhận và phần thưởng cho 16 thợ giỏi, thợ lành nghề
Dự lễ khai mạc, khách Trung ương có: Đ/c Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Đ/c Nguyễn Quốc Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL), ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hội làng nghề Việt Nam; đại biểu đại diện Bộ Công thương, ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT và Ban giám đốc, cán bộ Tổng Công ty thương mại Hà Nội, các chuyên gia gốm sứ. Tỉnh Hải Dương có: Đồng chí Nguyễn Văn Hợp, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Đ/c Nguyễn Văn Quế, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các Đ/c trong Ban Giám đốc Sở VHTTDL và cán bộ chuyên viên một số phòng, đơn vị sự nghiệp; đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, các hội nghề nghiệp tỉnh, huyện, đại diện lãnh đạo UBND, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa- Thể thao các huyện, thành phố thị xã. Lãnh đạo huyện Nam Sách và đại biểu các thôn thuộc xã Thái Tân, Nam Tân nơi có di tích cấp quốc gia về khảo cổ học gốm Chu Đậu. 


Tiết mục Văn nghệ chào mừng do Trung tâm Nghệ thuật và tổ chức biểu diễn tĩnh trình diễn

Lễ khai mạc có nội dung chính: Đọc diễn văn khai mạc, vinh danh thợ giỏi, thợ lành nghề của làng gốm Chu Đậu. Sau Lễ khai mạc là chương trình thăm quan Công ty Cổ phần gốm Chu Đậu, xem trình diễn quy trình chế gốm hiện đại, bộ sưu tập (hình ảnh và hiện vật gốm cổ và gốm đương đại) thăm quan làng gốm cổ Chu Đậu, nhà lưu niệm nghệ nhân Đặng Huyền Thông, đền thờ nghệ nhân Bùi Thị Hý (Đào tổ linh từ), thi tìm hiểu lịch sử gốm Chu Đậu.

Đọc diễn văn khai mạc chương trình làng gốm cổ Chu Đậu, Đ/c Lương Văn Cầu - Tỉnh ủy viên, Giám đốc sở VHTTDL nêu bật giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch của làng cổ và gốm Chu Đậu. Quá trình hình thành, phát triển hơn 200 năm rồi tàn lụi đã 3 thế kỷ của gốm Chu Đậu. Sự hồi sinh của gốm Chu Đậu những năm đầu thế kỷ XXI. Thuận lợi và khó khăn trong khôi phục thương hiệu gốm Chu Đậu. Những đề xuất để phát huy thương hiệu và thu hút khách du lịch

Khai quật khảo cổ học xác định trên vùng đất của 2 xã Thái Tân, Minh Tân huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương có nghề gốm cao cấp nổi tiếng trong và ngoài nước từ thế kỷ XV, XVI rồi dần tàn lụi vào đầu thế kỷ XVII.  Do lần đầu tiên phát hiện dòng gốm này ở thôn Chu Đậu xã Thái Tân nên được đặt tên là gốm Chu Đậu. Qua 7 lần khai quật khảo cổ học, bước đầu các nhà khoa học đã xác định được tầng văn hoá phát triển liên tục có độ dày từ 1,4 - 2,3 m trên phạm vi 70.000 m2, chủ yếu trên đất thổ cư thuộc địa phận 2  xã Thái Tân và Minh Tân, huyện Nam Sách. Đặc biệt cuộc khai quật năm 1995-1996 của Bảo tàng Hải Hưng (nay là Bảo tàng Hải Dương) tại khu vực thôn Mỹ Xá - xã Minh Tân và tháng 3/2002 của Viện Khảo cổ tại thôn Chu Đậu, đã xác định rõ vị trí của 6  nền lò nung gốm ở thế kỷ 15- 16. Các lò nung đã bước đầu được nhận diện và thu được một số lượng lớn di vật, cho một thông tin khả quan về mối quan hệ về loại hình, dòng men và kỹ thuật sản xuất gốm giữa Chu Đậu với các di chỉ gốm Cậy (Bình Giang). 


Lò nung sản phẩm sứ hiện đại, công xuất 30.000 sản phẩm/ngàycủa công ty gốm Chu Đậu

Không những thế, chiếc lọ gốm hoa lam - một đồ gốm men Việt Nam được chế tạo ở châu Nam Sách từ thế kỷ 15, trưng bày tại bảo tàng Topkapi suray (Thổ Nhĩ Kỳ) đã trở thành tiêu bản mẫu để làm rõ những đồ gốm men hoa lam khác không ghi niên đại, là một điểm chỉ dẫn sự tìm kiếm về trung tâm làm gốm men Chu Đậu thời phong kiến của khảo cổ học Việt Nam. Gốm Chu Đậu hiện đã có mặt với số lượng hiện vật lớn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội), Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh. Tại Bảo tàng Hải Dương đang lưu giữ trên 3 vạn di vật gốm, trong đó có trên 5000  di vật tiếp nhận từ con tàu đắm được trục vớt tại  Cù Lao Chàm - Hội An. Số di vật trên đã và đang được bảo quản, đăng ký khoa học và chọn lựa trưng bày tại  Nhà trưng bày Gốm Sứ Hải Dương, khánh thành  năm 2010.


Sản phẩm sứ hiện đại thu hút khách thăm quan 


Xem trình diễn quy trình làm sản phẩm sứ hiện đại
Đầu năm 2000, Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu nam Hà Nội- nay là Tổng Công ty thương mại Hà Nội (Hapro) thực hiện một dự án đầu tư sản xuất mặt hàng gốm xuất khẩu, khôi phục thương hiệu gốm Chu Đậu. Đến nay sản phẩm của Công ty đã có mặt tại hàng trăm nước trên thế giới.

Tiềm năng văn hoá du lịch của gốm Chu Đậu là rất lớn và độc đáo, nhưng công tác đầu tư để khai thác và thu hút khách du lịch thiết thực và hiệu quả cần. 

1- Trước mắt nên tiến hành quy hoạch và phát huy kết quả đã có ở cả 2 xã Thái Tân và Minh Tân như khôi phục bến thuyền, cải tạo sông Kè Đá - Bến Tắm, nâng cấp tu bổ nhà lưu niệm nghệ nhân Đặng Huyền Thông, hệ thống giao thông, dịch vụ. Khôi phục Lễ hội với các trò chơi dân gian như: đi cầu thùm, đập niêu, hát đối, thả diều, tổ chức triển lãm... 

2- Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Dương đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh cho phép khai quật với diện tích phù hợp trên thửa đất 360 m2 mà Bảo tàng tỉnh đã xin được chuyển nhượng từ phần đất của gia đình ông Trần Văn Dâm ở thôn Chu Đậu (hiện nay, thửa đất này đã được xây tường bao bảo vệ). Tiến hành phương án lợp mái che giữ nguyên địa tầng, tổ chức không gian trưng bày ngoài trời phục vụ khách nghiên cứu, du lịch. 

3- Trong khi chờ thời điểm tiến hành quy hoạch, xây dựng khu di chỉ gốm Chu Đậu thành khu du lịch quy mô, trước mắt làm thí điểm việc trưng bày các di sản gốm tại nhà dân. Tiếp tục nghiên cứu 6 đế lò đã được phát hiện tại các gia đình ở thôn Chu Đậu, tiến hành lợp mái che bảo vệ, chọn từ 5 - 7 gia đình gương mẫu, có lòng tin trưng bày theo các chuyên đề. Từ mô hình thí điểm, tiến hành nhân rộng trong khu vực dân cư. Như vậy các gia đình sẽ có cơ hội nhập cuộc làm du lịch.

4- Công tác quảng bá gốm Chu Đậu cần được xúc tiến tích cực và thiết thực. Đề nghị các ban, ngành, hữu quan trung ương phối kết hợp, tạo điều kiện cho Hải Dương để bạn bè trong và ngoài nước biết đến gốm và di chỉ khảo cổ học Chu Đậu một cách đầy đủ. 

5- Có thể nghiên cứu thiết lập tuyến du lịch trong không gian văn hoá Gốm Hà Nội - Hải Dương - Bắc Ninh - Bắc Giang bằng cả đường thuỷ và đường bộ đều rất lý tưởng.

Chương trình du lịch làng gốm cổ Chu Đậu hưởng ứng Năm du lịch quốc gia đồng bằng Sông Hồng - Hải Phòng -2013 kết thúc vào cuối ngày hôm nay nhưng dư âm và hiệu quả sẽ trường tồn theo năm tháng.

Văn Lộc
Các tin mới hơn
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc đón 1,4 vạn lượt du khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2024(02/05/2024)
Trình diễn Áo dài tại Tuần Văn hóa ẩm thực, Du lịch và Xúc tiến Thương mại (26/02/2024)
Khai mạc Tuần Văn hóa ẩm thực, Du lịch và Xúc tiến Thương mại Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024(25/02/2024)
43 gian hàng tham gia Tuần Văn hóa ẩm thực, Du lịch và Xúc tiến Thương mại năm 2024(24/02/2024)
Hấp dẫn Tuần văn hóa ẩm thực, du lịch và xúc tiến thương mại tại Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024(22/02/2024)
Các tin cũ hơn
Ngày mai 27 tháng 4: Khai mạc chương trình " Du lịch làng gốm cổ Chu Đậu"(09/01/2019)
Lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch Hải Dương(09/01/2019)
Sắp khai mạc Chương trình du lịch làng gốm cổ Chu Đậu(09/01/2019)
Hiệp hội Du lịch Hải Dương gặp mặt nhân ngày Du lịch Việt Nam(09/01/2019)
Du lịch Hải Dương hưởng ứng "Vì môi trường du lịch xanh, sạch"(09/01/2019)
Điểm du lịch
Khu trải nghiệm Côn Sơn: Điểm đến mới lạ, độc đáo, hấp dẫn du khách
Hướng đến Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023, Khu trải nghiệm Côn Sơn (Côn Sơn Camping) chính thức khai trương đón chào du khách đến tham quan, trải nghiệm và tận hưởng không gian xanh mát tại Côn Sơn Camping.
Tìm kiếm
Liên kết website
na
na
na
na
na
http://dochoi.haiduong.net.vn

Mua sắm đồ chơi online, Chuyên đồ chơi điều khiển từ xa, chuyên xếp hình Lego, chuyên siêu xe, bán buôn bán lẻ đồ chơi, hải dương, đồ chơi rẻ nhất, đồ chơi độc đáo, đồ chơi hải dương uy tín